Đăng nhập
  FPT TELECOM - CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT

 

 

 

10 LỜI KHUYÊN KHI CHỌN MODEM

Để có được quyết định sáng suốt bạn cần có những hiểu biết cơ bản về các protocol, các chuẩn của modem và nhu cầu viễn thông của bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn bằng cách đưa ra một số lời khuyên thực tế về cách chọn modem.

1.MODEM là gì ?

Modem là từ ghép của MOdulator/DEModulator (Điều chế/giải điều chế), chuyển tín hiệu digital từ máy tính thành tín hiệu analog để có thể truyền qua, đường điện thoại. Còn modem ở đầu nhận tín hiệu chuyển tín hiệu analog trở lại thành tín hiệu digital cho máy tính tiếp nhận có thể hiểu được.

Modem truyền số liệu theo tốc độ chuẩn, biểu hiện bằng đơn vị bit truyền trong một giây (bits per second - bps) hoặc đo bằng bốt (baud rate). Về mặt kỹ thuật tín hiệu bps và baud khác nhau, nhưng việc dùng baud thay cho bps đă quá phổ biến nên hai đơn vị này có thể thay thế cho nhau.

Nếu xét về tốc độ tín hiệu càng nhanh càng tốt. Ví dụ truyền một file 300K qua modem có tốc độ là 2400 bps tín hiệu mất khoảng 22 phút, còn với modem 9600 bps chỉ mất 5,5 phút. Ưu thế về tốc độ càng thể hiện rơ khi truyền hoặc nhận thông tin quốc tế. Tại Việt Nam, chúng ta phải xét thêm chất lượng đường truyền, vì nếu đường truyền kém tín hiệu có khi tốc độ vừa phải lại có lợi hơn tốc độ quá nhanh.

Lời khuyên 1: Hăy mua modem có tốc độ cao nhất theo khả năng tài chính của bạn, trong thời gian sử dụng chính nó sẽ làm cho bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền. Hiện nay giá của modem tốc độ 9600 bps từ 230 USD đến 1.100 USD, mỗi loại có thêm những chức năng làm cho việc liên lạc tiện lợi và nhanh hơn (xem thêm ví dụ trong lời khuyên thứ 7).

2.Xét các chuẩn

Nếu không có các chuẩn truyền tin tín hiệu các modem không thể "nói chuyện" với nhau. Trước đây mỗi loại modem được chế tạo theo sơ đồ riêng. Rất ít khi có những sơ đồ tương thích được với nhau, vì vậy một số nhà lập tiêu chuẩn thấy cần phải lập lại trật tự. Và chuẩn đầu tiên đă được lập ra do công ty điện thoại của Mỹ AT & T.

Khi còn được độc quyền trên mạng lưới điện thoại tại Mỹ, AT & T đă đưa ra hai loại modem là Model 103 và Model 212 sau đó trở thành chuẩn cho modem viễn thông tốc độ 300 bps và 1200 bps. Vào năm 1964 do những cố gắng đưa ra chuẩn modem thống nhất toàn thế giới, các nhà sản xuất modem đă giao trọng trách này cho một tổ chức quốc tế là CCITT (ủy Ban Tư Vấn Điện Tín và Điện Thoại Quốc Tế). Khi đó các modem có thể liên lạc với nhau trên khắp thế giới.

Khi vào cửa hàng mua modem, bạn sẽ thấy hàng loạt protocol và chuẩn, điều này làm cho bạn bối rối. Một protocol truyền tin như Microcom Networking Protocol (MNP) là mô tả chi tiết các bước khi thực hiện việc liên lạc cụ thể. Ví dụ MNP là một tập hợp các nguyên tắc do hăng Microcom thiết lập có khả năng chống nhiễu đường truyền và sửa lỗi truyền giữa các modem.

Một tiêu chuẩn là một protocol hay một tập hợp các protocol được chấp nhận rộng rãi. Các MNP 2-4 do Microcom thực hiện đă được chấp nhận là chuẩn sửa lỗi V.25 của CCITT.

Lời khuyên 2: Điểm quan trọng nhất cần nhớ về các chuẩn CCITT là các con số trong tên của tiêu chuẩn nhiều khi không thích hợp. Chuẩn V.42 không có nghĩa là nó truyền tin nhanh hơn chuẩn V.32. Thực tế V.32 là chuẩn cho tốc độ truyền 9600 bps trong khi V.42 là chuẩn sửa lỗi.

3.Chọn tốc độ

Có 3 loại chuẩn modem bạn cần làm quen: Điều chế hoặc tốc độ; Sửa lỗi; và nén dữ liệu. Về tốc độ, hai chuẩn CCITT thường hay gặp là V.22 bis và V.32. Loại V.22 bis xác định tốc độ truyền là 2400 bps và đang được phổ biến ở các nước châu á. Còn V.32 là chuẩn cho tốc độ 9600 bps, trước đây chỉ các hăng như Hayes, US Robotics và Telebit chế tạo. Ngày nay các hăng này chế tạo modem 9600 bps theo các protocol riêng để không bỏ rơi khách hàng cũ, đồng thời cũng phù hợp với chuẩn V.32 của CCITT.

Lời khuyên 3: Nếu bạn đến cửa hàng thấy loại modem tốc độ 600 bps, cần xem kỹ nó có phù hợp với protocol V.32 không. Hầu như các modem 9600 bps mới đều phù hợp với V.32, nhưng một số modem cũ hiện vẫn đang bán trên thị trường chỉ tương thích với V.32, tức là chúng có thể hoặc không thể nối với loại modem đúng chuẩn V.32. Do vậy không nên mua loại modem tương thích V.32 mà phải đúng theo chuẩn V.32 để khỏi mất thời gian và làm bạn đau đầu.

Lời khuyên 4: Nếu bạn mua loại modem V.32 hoặc V.32 bis (V.32 bis cho phép modem truyền với tốc độ 12.000 bps và 16.000 bps) bạn không cần phải lo lắng về việc nối với các modem tốc độ chậm hơn. Khi nối với nhau, chúng sẽ cùng làm việc ở tốc độ nhanh nhất mà cả hai cho phép. Do vậy, modem có tốc độ nhanh hơn sẽ tự động chậm lại cho bằng với tốc độ của modem kia.

4.Tránh lỗi

Sự xuyên âm và nhiễu trên đường điện thoại xảy ra khi bạn đang nói chuyện tín hiệu không có vấn đề gì nhưng khi truyền số liệu tín hiệu đó lại là vấn đề lớn, có thể làm sai thông tin được phát. Ta có thể kiểm tra lỗi khi truyền số liệu bằng phần mềm hoặc phần cứng. Một phương pháp khá tốt là MNP lớp 2-4 là một phần trong chuẩn sửa lỗi V.24 của CCITT. Một protocol kiểm tra lỗi khác là LAP-M (Link Access Procedure Modem) cũng trong thành phần V.24 của CCITT.

Lời khuyên 5: Hăy mua loại modem chuẩn V.42 vì nó hoàn toàn không tạo lỗi khi liên lạc với các modem V.42 khác hoặc bất kỳ modem MNP tương thích nào.

5.Giảm thông tin

Việc nén dữ liệu trong viễn thông cũng như trong các lĩnh vực khác của kỹ thuật tin học - đó là dồn nhiều dữ liệu vào một khoảng chứa nhất định. Khi tăng mật độ thông tin, bạn sẽ tăng khả năng truyền qua modem. Ví dụ truyền một file 100K qua modem 2400 bps tốn 8 phút, nếu dùng phần mềm Stuffit của Aladdin hoặc Diskdoubler của Salient bạn có thể giảm kích thước của file xuống c̣n 50K và thời gian truyền c̣n 4 phút.

Nén thông tin có thể thực hiện ngay trong phần cứng: modem phát tự động nén dữ liệu, còn modem nhận tự động tời dữ liệu ra. Quá tŕnh này rất tiên lợi cho người sử dụng. Tốc độ nén dữ liệu bằng phần cứng nhanh hơn rất nhiều phương pháp nén bằng phần mềm. Hiện nay hầu hết các modem đều có sẵn chức năng nén dữ liệu trong phần cứng - hiệu quả nhất là protocol nén dữ liệu MNP5 của Microcom.

Lời khuyên 6: Mặc dù nhiều loại modem mới phù hợp với V.42 bis và kiểu nén dữ liệu MNP5, nhưng không phải tất cả. Để có thể hoàn toàn linh động khi nối với các modem khác, tốt nhất là nên chọn loại modem phù hợp được với cả hai chuẩn nén dữ liệu.

Lời khuyên 7: Hiện nay nhanh nhất là modem V.32 bis với tốc độ đến 14.000 bps. Các nhà sản xuất có tuyên bố tốc độ cao hơn tín hiệu đó chỉ là tốc độ tính cho dữ liệu đă được nén. Như vậy modem V.32 tốc độ 9600 bps có phần nén dữ liệu V.42 bis về mặt lư thuyết có thể đạt đến tốc độ 38.400 bps, c̣n loại modem V.32 bis/V.42 bis th́ đến 57.600 bps. Trong thực tế, nhiễu của đường điện thoại, tính kém hiệu quả của chương tŕnh truyền tin và các yếu tố khác làm cho các modem thường không đạt được tốc độ tối đa. Tuy nhiên nén dữ liệu vẫn cho kết quả tốt hơn.

Cần chú ý thêm là chức năng nén dữ liệu này chỉ có hiệu quả với các file TEXT.DBF và một số file đồ họa. Còn các file font chữ, âm thanh hoặc các file đă được nén bằng phần mềm tín hiệu hầu như không có tác dụng. Protocol V.42 bis sẽ tự động nhận biết file của bạn thuộc loại nào để xử lư trước khi truyền đi.

6.Dùng chung modem

Tốt nhất nên theo nguyên tắc một người dùng, một modem. Nhưng nhiều công ty nhận thấy không kinh tế khi phải trang bị cho mỗi bàn một modem và đường điện thoại riêng. Cách giải quyết tốt nhất là nhiều người dùng chung một modem qua LocalTalk hoặc mạng Ethernet.

Lời khuyên 8: Đối với các công ty hoặc cơ sở lớn tín hiệu tiện lợi hơn cả là mắc modem vào mạng. Nhưng nếu bạn chỉ dùng chung một modem cho vài người sử dụng tín hiệu để tiết kiệm tiền, nên sử dụng phần mềm để phân chia modem.

7.Có cần chức năng FAX?

Tại cửa hàng người ta sẽ hỏi bạn có muốn mua loại fax modem không? Ta biết rằng dùng fax modem có nhiều khó khăn hơn dùng fax riêng, modem riêng. Nhưng với những cải tiến về phần cứng và phần mềm như hiện nay, fax cũng dễ dàng như in vậy. Khi t́m mua fax modem bạn sẽ gặp một số model 24/96 tức là tốc độ truyền fax là 9600 bps, còn  tốc độ truyền dữ liệu là 2400 bps. Máy fax nhóm 3 chuẩn làm việc với tốc độ 9600 bps, nhưng truyền dữ liệu ở tốc độ 9600 bps đ̣i hỏi cấu hình rất phức tạp, vì vậy tốc độ 2400 bps là kinh tế hơn. Giá của loại fax modem 24/96 khoảng 200 - 300 USD. Còn loại fax modem tốc độ cao hơn, ví dụ Suprafaxmodem V.32 bis có thể đạt độ truyền dữ liệu 14.400 bps (không nén) và tốc độ fax 14.400 bps tín hiệu giá lên đến 399 USD. Hiện nay có nhiều hăng đưa ra các thiết bị fax modem rất tiện lợi cho người sử dụng.

Lời khuyên 9: Nếu bạn đă có máy fax tín hiệu vẫn đáng đầu tư để mua một fax modem. Khi gửi fax từ máy tính bạn đỡ tốn công in tài liệu ra giấy rồi lại cho vào máy fax. Ngoài ra phần mềm fax modem còn cho phép bạn gửi một tài liệu cho nhiều địa chỉ một cách dễ dàng.

8.Chọn phần mềm phù hợp

Modem chỉ mới là một nửa của vấn đề truyền tin. Nửa còn lại là phần mềm làm việc với modem, và các chương tŕnh kèm theo. Nhiều nhà sản xuất modem đă kết hợp phần mềm truyền tin với phần cứng, tạo tiện nghi cho bạn làm việc dễ dàng và nhanh chóng.

Một trong những tiện nghi đó là protocol Zmodem. ZTerm là chương tŕnh truyền tin của David Alverson, phục vụ cho các dịch vụ online và phần lớn các nhóm người dùng như phần mềm dùng chung. Hăy dùng thử vài tuần, nếu thấy thích bạn chỉ cần trả cho tác giả có 30 USD, kể cả Zmodem tín hiệu giá vẫn rẻ hơn so với phần lớn phần mềm khác.

Trong các phần mềm đang bán trên thị trường tín hiệucó 3 loại phổ dụng nhất là Smart Marcom II của Hayes, White Knight II của Freesoft và Microphone II của Software Ventures. Trong đó Smartcom II là loại dễ sử dụng nhất.

Lời khuyên 10: Đối với những người bắt đầu dùng modem muốn có một chương tŕnh truyền tin chắc chắn, dễ sử dụng nên dùng Smartcom II, còn nếu đă thành thạo tin học có thể dùng Microphone II và White Knight.

lapdatmanghcm.net

 

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký



Hotline: 

0909.02.6080

 

Tự tạo website với Webmienphi.vn